Theo Go Banking Rates, Starbucks là thương hiệu có vốn hoá thị trường lên đến 107,82 tỷ USD, sở hữu hơn 34.000 cửa hàng tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Trong suốt khoảng thời gian hoạt động, thương hiệu đã không ngừng cải tiến mọi khía cạnh từ đào tạo nhân viên, xây dựng hình ảnh, thiết kế cửa hàng, cách thức truyền thông,… nhằm mang đến những trải nghiệm trọn vẹn và chất lượng cho người dùng. Cùng điểm qua những chi tiết nổi bật trên hành trình chinh phục người dùng suốt nửa thế kỷ của Starbucks!

Từ những ngày đầu trung thành với mô hình cafe truyền thống

Khi còn học tại Đại học San Francisco, hai sinh viên Jerry Baldwin và Gordon Bowker đã quen biết và cùng nhau chia sẻ niềm yêu thích cà phê. Từ đó, họ quyết định cùng nhau mở một cửa hàng chuyên cung cấp những tách cà phê nguyên chất thơm ngon. Không bao lâu sau, Zev Siegl cũng tham gia vào “phi vụ” này. Cả ba nhà sáng lập đã quyết định chọn cái tên “Starbucks”, lấy cảm hứng từ người bạn đời đầu tiên.

Vào ngày 30/03/1971, cửa hàng Starbucks đầu tiên được khai trương tại Settle, Washington. Nhờ các hạt cà phê rang chất lượng hơn các đối thủ cạnh tranh, Starbucks đã nhanh chóng mở rộng quy mô với bốn cửa hàng tại Seattle vào đầu năm 1980. Lúc này, Zev Siegl quyết định theo đuổi những sở thích khác và rời bỏ hai đối tác còn lại. Như thế, ông Jerry Baldwin đã trở thành Chủ tịch của công ty.

Vào khoảng thời gian ấy, Starbucks thường xuyên đặt mua máy cà phê tại công ty chuyên sản xuất thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng Thuỵ Điển. Nhận thấy số lượng đơn đặt hàng của thương hiệu quá lớn, ông Howard Schultz – Đại diện bán hàng của công ty đã quyết định đến thăm Starbucks. Sau đó, ông đã ấn tượng đến mức quyết định “đầu quân” cho thương hiệu và giữ chức vụ Trưởng Bộ phận Tiếp thị tại Starbucks vào năm 1982. Sự gia nhập của ông đã trở thành tiền đề mang thương hiệu Starbucks vươn ra toàn cầu.

Sự gia nhập của Howard Schultz đã trở thành tiền đề mang thương hiệu Starbucks vươn ra toàn cầu (Ảnh: Internet)
Sự gia nhập của Howard Schultz đã trở thành tiền đề mang thương hiệu Starbucks vươn ra toàn cầu (Ảnh: Internet)

Thương hiệu toàn cầu bứt phá bằng việc đầu tư vào nguồn nguyên liệu trên khắp thế giới

Starbucks là một trong những thương hiệu hiếm hoi lúc bấy giờ chấp nhận trả giá cao hơn thị trường cho nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo đó, thương hiệu tuyên bố rằng hơn 99% hạt cà phê của họ có nguồn gốc hợp pháp và cam kết chất lượng đạt 100%. Bên cạnh đó, Starbucks cũng đặt mục tiêu có 100% trà và ca cao có nguồn gốc hợp pháp. Để đạt được mục tiêu này, thương hiệu sử dụng bộ tiêu chuẩn nông nghiệp của riêng mình được gọi là các hoạt động Coffee and Farmer Equity (C.A.F.E. – Cà phê và Công bằng cho Nông dân) và hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế để thúc đẩy tính bền vững của môi trường.

Thương hiệu sử dụng bộ tiêu chuẩn nông nghiệp của riêng mình được gọi là các hoạt động Coffee and Farmer Equity (C.A.F.E. - Cà phê và Công bằng cho Nông dân) (Ảnh: Internet)
Thương hiệu sử dụng bộ tiêu chuẩn nông nghiệp của riêng mình được gọi là các hoạt động Coffee and Farmer Equity (C.A.F.E. – Cà phê và Công bằng cho Nông dân) (Ảnh: Internet)

Vào năm 2004, Starbucks đã mở trung tâm hỗ trợ nông dân đầu tiên ở San José, Costa Rica, sau được chuyển đến trang trại Hacienda Alsacia trên sườn Núi lửa Poas năm 2006. Thương hiệu sẽ làm việc trực tiếp với nông dân trên đồng ruộng, hỗ trợ các hợp tác xã và nhà cung cấp để giúp nông dân cải thiện cả chất lượng và lợi nhuận của cây trồng. Các trung tâm khác đã lần lượt được mở rộng từ năm 2006 đến 2021. Hiện nay, Starbucks đang điều hành tám trung tâm hỗ trợ nông dân và một văn phòng nông học vệ tinh tại các quốc gia sản xuất cà phê trên khắp thế giới, cung cấp cho nông dân quyền truy cập miễn phí vào những phát hiện mới nhất của các nhà nông học Starbucks, bao gồm các giống cây kháng bệnh mới và kỹ thuật quản lý đất tiên tiến.

Đánh vào tâm lý khiến người dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn

Chiến lược định giá là yếu tố quan trọng nằm trong Marketing Mix (gồm Product, Price, Place, Promotion). Trái với các thương hiệu khác chú trọng tạo nên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của người dùng, Starbucks lại áp dụng chiến lược Irrational Value Assessment (định giá phi lý) trong Kinh tế học để tạo nên sự thành công và khác biệt của thương hiệu trên thị trường. Một shot espresso tại Starbucks có giá 1,25 USD (cửa hàng Việt Nam bán giá 40 nghìn đồng cho size Short và 55 nghìn cho size Tall) được đánh giá là khá đắt đỏ.

Tại sao điều này lại xảy ra? Bởi vì khi người dùng nhìn thấy một mặt hàng có giá trị cao, họ sẽ tự nghĩ rằng sản phẩm này có chất lượng cao hơn và có giá trị hơn những sản phẩm rẻ tiền khác. Thương hiệu đặt mức phí cao hơn cho các món đồ uống nhưng mang đến trải nghiệm cao cấp cho người dùng với những chiếc bàn đẹp, âm nhạc hay và nhân viên pha chế thân thiện.

Khi người dùng nhìn thấy một mặt hàng có giá trị cao, họ sẽ tự nghĩ rằng sản phẩm này có chất lượng cao hơn (Ảnh: Internet)
Khi người dùng nhìn thấy một mặt hàng có giá trị cao, họ sẽ tự nghĩ rằng sản phẩm này có chất lượng cao hơn (Ảnh: Internet)

Việc định giá này không chỉ mang lại hiệu quả cho Starbucks mà còn góp phần thay đổi thị trường. Năm 1990, chỉ có 3% cà phê được bán với giá đắt hơn mức trung bình. Thế nhưng đến năm 2000, giữa cơn sốt Starbucks, 40% cà phê được bán với giá cao. Các nhà nghiên cứu đã gọi đây là “Hiệu ứng Starbucks”.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

30 năm trường tồn một kiểu bao bì của Miliket - "Mì tôm quốc dân" trong tâm trí các thế hệ người Việt

Với lịch sử phát triển kéo dài từ thập niên những năm 1970, Miliket đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ký ức và tuổi thơ của người Việt. Trải qua nhiều năm tháng, mì Miliket đã có nhiều thay đổi và thích ứng để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận